Nước cất xe nâng điện là gì?… – Nước cất là nước đặc biệt tinh khiết, nguyên chất được chế từ việc chưng cất. Ngoài việc sử dụng trong y tế thì còn được sử dụng trong công nghiệp cụ thể ở đây thích hợp châm cho bình ắc quy vì hoàn toàn không chứa các tạp chất vô cơ – hữu cơ và đã được loại bỏ các ion kim loại thường thấy ở nước thông thường.
Thay thế nước cất bằng nước tinh khiết hoặc nước châm bình ắc quy được không?
Câu trả lời là không, Vì thông thường khi ra cơ sở bán bình ắc quy thì khách hàng không thể phân biệt được đâu là nước cất, đâu là nước có chứa tạp chất. Khi châm nước tinh thiết vào thì trong đó vẫn có 1 số chất khoáng khiến cho việc bám vào cực bình ắc quy dẫn tới giảm khả năng truyền ion điện, còn khi sử dụng nước có nồng độ axit sẽ khiến ăn mòn cực chì, sau 1 thời gian dài sử dụng sẽ khiến cho hỏng cực bình và phải thay bình mới.
Sau 1 số lần sạc bình điện thì nhiệt độ bình lên cao nên xảy ra hiện tượng bốc hơi nước, Theo khoa học thì Axit nặng hơn sẽ chìm xuống dưới, nước nhẹ hơn sẽ nổi ở trên nên khi bốc hơi thì nước sẽ bay hơi. Khí đó bình điện xe nâng sẽ bị giảm lượng nước cất nên cần châm nước bổ sung để đảm bảo nồng độ Axit trong bình theo tiêu chuẩn. Để đảm bảo tuổi thọ của bình ắc quy được kéo dài thì sau mỗi chu kỳ sạc – xả điện thì chúng ta nên kiểm tra nước cất và châm theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
hông thường, trên thị trường hiện nay có 2 loại bình ắc quy Chì – Axit chính là bình 12 Cell, 24 Cell và 40 Cell tương đương với 24V, 48V và 80V. Khi châm nước sẽ có hệ thống phao kiểm tra để quý khách dễ dàng kiểm tra lượng nước trong bình đã đủ chưa. Sau khoảng 3-4 tháng nên kiểm tra nồng độ Axit trong bình bằng máy kiểm tra để kéo dài tuổi thọ của bình ắc quy.
Nước cất thông thường được chia thành ba loại chính: nước cất 1 lần, nước cất 2 lần, nước cất 3 lần (Số lần ở đây được hiểu là số lần chưng cất). Ngoài ra, nước cất còn được phân loại theo thành phần lý hóa (như TDS, độ dẫn điện,…). Đối với xe nâng điện chúng ta có thể sử dụng loại nước cất 1 lần vì chúng đủ điều kiện thông số kỹ thuật và giúp cho chi phí vận hành được giảm tối đa.
1. Hàm lượng cặn, SiO2 mg/l ≤ 1
2. Amoniac và muối amoni (NH4), mg/l ≤ 0,05
3. Sunfat (SO4), mg/l ≤ 1
4. Clrua (Cl), mg/l ≤ 1
5. Sắt (Fe), mg/l ≤ 0,03
6. Đồng (Cu), mg/l ≤ 0,001
7. Nhôm (Al), mg/l ≤ 0,01
8. Độ cứng (Ca + Mg), mg/l ≤ 2
9. pH 5,5 – 6,5
10. Độ dẫn điện riêng, MS.cm-1 ≤ 5
11. Tổng chất rắn hoà tan (TDS) ≤3
Nước cất được sản xuất trên dây chuyền nước cất bằng thiết bị inox, với mục tiêu sản phẩm duy nhất là nước cất nên sau khi bay hơi được ngưng và hứng ngay tại đầu vòi, không dùng các đường ống vòng vèo, khó vệ sinh. Vì vậy nước cất luôn luôn có chất lượng đảm bảo với tiêu chuẩn nước cất dùng cho phòng thí nghiệm và y tế, dược phẩm, sắc thuốc bắc, két nước, các ngành công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là ắc quy xe nâng điện.
– Luôn kiểm tra mức dung dịch trong toàn bộ các ngăn ắc quy thường xuyên, liên tục để đảm bảo ắc quy luôn duy trì mức dung dịch đạt chuẩn. Tránh hiện tượng quá cạn hoặc đầy ( tối thiểu 2 tuần / lần với thời tiết mùa hè, 3-4 tuần / lần với thời tiết mùa đông).
– Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi châm nước cất để tránh lọt các chất bẩn vào các ngăn của bình
– Không để mức dung dịch trong các ngăn bình xuống thấp dưới vạch quy định
– Bạn cũng không được châm quá mức để tràn ra ngoài bình ắc quy
– Không châm bất kỳ dung dịch nào khác trong quá trình sử dụng
Văn Phòng Hà Nội: Tầng 6 Tòa Nhà MD Complex, Số 68 Phố Nguyễn Cơ Thạch, Phường Cầu Diễn, Quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline_zalo: 0973 263 344
Chi nhánh HCM : Số 271 Đường Thạnh Lộc 15, Phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP HCM
Hotline_Zalo: 0909 773 745